KHẢO-LUẬN

 

 

II.
B
INH-K CỔ-TRUYỀN

 

       

5 - Binh-Khí Đỡ Che

 

 

« SONG-XỈ »

双 齒

 

 

       

 

 

 

 

 

      Môn-sinh Võ-Thuật Cổ-Truyền Việt-Nam muốn luyện-tập Song-Xỉ cần phải biết phân-biệt rõ-ràng Thảo-pháp của hai loại « Song-Xỉ » (双 齒) có móc ngạnh và « Song-Xỉ » (双 齒) không có móc ngạnh. 

 

 

Bài Thảo-Pháp Võ-Thuật Cổ-Truyền Việt-Nam
Song-Xỉ Có Móc Ngạnh

« Song-Xỉ »
双 齒

 

 

      Thảo-pháp căn-bản của loại « Song-Xỉ Có Móc Ngạnh » được mật-mã hóa bởi bài Thiệu gồm 10 câu - 70 chữ - viết theo thể Thơ Lục-Bát, mật ghi những Chiêu-Thức liên-hoàn công-thủ.

      Đây là bài Thảo-pháp dạy sử dụng loại Song-Xỉ được dùng trong binh-đội từ thời Nhà Trịnh (1570~1786) và Nhà Nguyễn (1802~1945), còn lưu-truyền đến cố Võ-Sư Nguyễn Văn Lành (Chiến-danh Tư Lành) của Hệ-Phái Võ Lâm tại miền Nam-Việt.     

      

 

Bài Thảo-Pháp Võ-Thuật Cổ-Truyền Bình-Định
Song-Xỉ Không Có Móc Ngạnh

« Song-Xỉ »
双 齒

 

      Thảo-pháp « Song-Xỉ » (双 齒) căn-bản của Hệ-Phái Bình-Định SA-LONG-CƯƠNG có bài Thiệu gồm 6 câu - 42 chữ - viết theo thể Thơ Lục-Bát, mật ghi những Chiêu-Thức liên-hoàn công-thủ của loại « Song-Xỉ Không Có Móc Ngạnh », từ thời Nhà Tây-Sơn (1788-1802) còn lưu-truyền đến Sư-Trưởng TRƯƠNG Thanh Đăng.

      « Song-Xỉ » (双 齒) là loại binh-khí dùng để cận-chiến cực-kỳ lợi-hại, nhưng nó đòi hỏi môn-sinh phải có một trình-độ võ-học vững chắc mới có thể sử-dụng để đương-cự và khắc-phục các loại binh-khí cổ-truyền khác.    

      

 

Bài Thảo-Pháp Võ-Trận Cổ-Truyền Bình-Định
Song-Xỉ Không Có Móc Ngạnh

« Song-Xỉ »
双 齒

 

      Thảo-pháp « Song-Xỉ » (双 齒) thiết-yếu của Võ-Trận Cổ-Truyền Bình-Định dạy cách-thức sử-dụng loại « Song-Xỉ Không Có Móc Ngạnh » có bài Thiệu gồm 6 câu - 42 chữ - viết theo thể Thơ Lục-Bát, mật ghi những Chiêu-Thức liên-hoàn công-thủ do Hệ-Phái cụ Khiển-PHẠN & Khiển THI, mà hậu-duệ là Sư-Trưởng BA Phong, lưu-truyền hậu-thế qua Học-Viện Võ-Trận Đại-Việt của chúng tôi.

     

Ban Võ-Sư
VÕ-TRẬN ĐẠI-VIỆT
Bình-Định Sa-Long-Cương
FRANCE

TRỊNH Quang Thắng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Copyright © 2004 - 2018 by ACFDV - All rights reserved.